Lang: ENG
Hotline: 028.6676.7762
icon-phone icon-mail icon-zalo

GIẢI PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH LAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP REAL-TIME PCR

Tính đến năm 2021, Việt Nam có hơn 169.000 người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao (báo cáo Global Tuberculosis Report 2022 – WHO). Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc dẫn đến  chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung [1]. Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên thế giới.

 

Hình 1: Mycobacterium tuberculosis

I.              Bệnh lao là gì?

Bệnh lao (TB) là bệnh do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. M. tuberculosis và 7 loài Mycobacterial liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành phức hợp M.tuberculosis. Trực khuẩn lao có trong các hạt không khí nhỏ li ti, đường kính 1-5 micron. Những hạt bắt nhỏ được phóng ra ngoài môi trường và gây nhiễm khi những bệnh nhân lao phổi, lao thanh quản thực hiện hành động ho, hắt hơi, la hét hoặc hát.

II.            Cơ chế lây nhiễm

Con đường lây truyền bệnh

-       Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan từ người sang người thông qua không khí. Khi người bị bệnh lao ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ, họ sẽ phát tán vi khuẩn lao vào không khí, người bình thường chỉ cần vô tình hít phải một vài trong số những vi khuẩn lao này đều có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh tại phổi.

-       Vi khuẩn gây ra bệnh lao không chỉ tấn công mỗi phổi mà nó có thể thông qua đường máu hoặc hạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể, điển hình như thận, cột sống và não để gây bệnh tại đó. Bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới tử vong [2]. 

Cơ chế lây truyền bệnh lao

III.          Phân loại bệnh

1.             Phân loại bệnh lao theo vị trí giải phẫu

Phân loại bệnh lao theo vị trí giải phẫu gồm có:

-       Lao phổi: là vi khuẩn lao gây tổn thương ở phổi và phế quản, gồm cả lao kê. Tuy nhiên, nếu có tổn thương phối hợp ở cả phổi và các cơ quan ngoài phổi thì đều được phân loại chung là lao phổi.

 -       Lao ngoài phổi: là vi khuẩn lao gây tổn thương ở các cơ quan bên ngoài phổi như màng phổi, hạch, màng bụng, cơ quan sinh dục và tiết niệu, da, xương, khớp, màng tim, màng não, ... Trong trường hợp bệnh lao ở nhiều bộ phận, nhưng bộ phận nào có tổn thương nặng nhất như lao màng não, lao xương, hay lao khớp... thì được xác định là chẩn đoán chính.

 2.              Phân loại bệnh lao ngoài phổi

Mặc dù các bệnh lao ngoài phổi chiếm tỷ lệ thấp hơn trong các loại bệnh lao vì khó chẩn đoán, nhưng bệnh cũng cần được lưu ý để kịp thời phát hiện và có hướng điều trị thích hợp, tránh bỏ sót. Một số bệnh lao ngoài phổi thường gặp như:

 -       Bệnh lao hạch: thường gặp ở cổ. Hạch sưng to, kết cấu chắc, di chuyển được, sờ không đau nhưng sau đó các hạch dính vào nhau và kém di động, hạch có thể nhuyễn hóa và rò mủ. Bệnh lao hạch có thể được chữa khỏi tuy nhiên sẽ để lại sẹo xấu.

 -       Tràn dịch màng phổi do lao: triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh là đau ngực, khó thở với mức độ tăng dần, tiến hành khám phổi thì thấy có hội chứng 3 giảm. Siêu âm màng phổi thấy có dịch.

 -       Bệnh lao gây tràn dịch màng tim: triệu chứng lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào lượng dịch và tốc độ hình thành dịch ở màng tim. Bệnh có triệu chứng là đau ngực, khó thở, nổi tĩnh mạch cổ, chi dưới phù, nhịp tim nhịp nhanh, huyết áp kẹt, mạch đảo ngược nếu có hội chứng ép tim cấp tính. Nghe thấy có tiếng cọ màng tim ở giai đoạn sớm hoặc tiếng tim mờ khi tràn dịch nhiều. Chụp phim X-quang ngực cho hình bóng tim to, có hình giọt nước, hình đôi bờ. Siêu âm thấy có dịch màng ngoài tim.

 -       Bệnh lao gây tràn dịch màng bụng: sờ ổ bụng thấy các u cục, đám cứng. Các hạch dính vào ruột gây tắc hoặc bán tắc ruột. Siêu âm ổ bụng cho thấy hình ảnh gợi ý lao màng bụng như hạch mạc treo to, hạch sau màng bụng, có dịch khu trú giữa các đám dính. Tiến hành nội soi ổ bụng có thể thấy các hạt lao.

 -       Bệnh lao màng não - não: triệu chứng lâm sàng của bệnh lý viêm màng não thường khởi phát bằng dấu hiệu đau đầu tăng dần và rối loạn tri giác. Khám thấy có dấu hiệu cổ cứng và Kernig dương tính. Tổn thương dây thần kinh sọ não và thần kinh khu trú, rối loạn cơ tròn. Tổn thương tủy sống gây liệt 2 chi dưới.

 -       Bệnh lao xương khớp: thường gặp ở xương cột sống với các triệu chứng như đau lưng, hạn chế trong vận động, đau đốt xương sống bị tổn thương trong giai đoạn sớm. Ở giai đoạn muộn, bệnh gây biến dạng gù xương cột sống hoặc liệt do tủy sống bị chèn ép.

 -       Bệnh lao tiết niệu - sinh dục: triệu chứng lâm sàng thường gặp là rối loạn bài tiết như tiểu buốt, tiểu rắt kéo dài từng đợt, thuyên giảm sau khi điều trị kháng sinh nhưng có tái phát, có thể tiểu ra máu không có máu cục, nước tiểu có màu đục, đau vùng thắt lưng âm ỉ. Ở nam giới, lao sinh dục có thể gây sưng đau tinh hoàn và mào tinh hoàn, tuy nhiên, ít gặp trường hợp viêm cấp tính hay tràn dịch màng tinh hoàn. Ở nữ giới, lao sinh dục có thể gây tiết dịch âm đạo bệnh lý hay khí hư, rối loạn kinh nguyệt, về lâu dài có thể dẫn đến mất kinh nguyệt và vô sinh.

 Một số thể lao ngoài phổi ít gặp khác như: lao da, lao lách, lao gan...

IV.         Giải pháp từ TBR

Bệnh lao (TB) vẫn là một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu đòi hỏi các công cụ chẩn đoán nhanh chóng và chính xác để cho phép bắt đầu điều trị sớm và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Các chương trình chống lao quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 với số người mới được chẩn đoán mắc bệnh lao giảm đáng kể [3]. Tuy nhiên, đại dịch cũng đã kích thích sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm, với nhiều xét nghiệm và nền tảng mới nhằm phát hiện nhanh chóng và chính xác mầm bệnh, điều này cũng đã thúc đẩy chẩn đoán bệnh lao. Nhìn chung, những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong những thập kỷ qua trong việc chẩn đoán các giai đoạn của bệnh lao từ nhiễm lao đến bệnh lao. Cùng với những giải pháp chẩn đoán Lao hiện hành, Công ty Cổ Phần Công Nghệ TBR xin mang đến giải pháp mới trong chẩn đoán bệnh Lao bằng phương pháp Realtime-PCR được đánh giá cao trong việc phát hiện tác nhân gây bệnh.

Quy trình chẩn đoán bệnh Lao bằng phương pháp Realtime-PCR như sau:

Bước 1: Đồng nhất mẫu

TOPPURE ® MTB PREP KIT (HI-012)

 Sử dụng bộ kit TOPPURE ® MTB PREP KIT (HI-012) để đồng nhất và xử lý mẫu ở dạng dịch đặc như đàm, mủ trước khi tách chiết mẫu bệnh phẩm hoặc khi định tính Mycobacterium tuberculosis bằng kỹ thuật real-time PCR

 Bước 2: Tách chiết DNA

TOPPURE® FLUID VIRAL EXTRACTION KIT (HI-712)

Sử dụng TOPPURE® FLUID VIRAL EXTRACTION KIT (HI-712) giúp Tách chiết DNA/RNA từ mẫu tế bào nuôi cấy, vi khuẩn, huyễn dịch (huyền phù), mẫu quét bề mặt, mẫu dịch phết (y tế).

-       Với quy trình nhanh và tiện lợi giúp tối ưu thời gian tách chiết và tiết kiệm chi phí thực hiện.

-       Sản phẩm có độ tinh sạch và tính toàn vẹn cao, sẵn sàng cho các ứng dung: PCR, Realtime PCR, giải trình tự, định genotype.

Bước 3: Khuếch đại DNA

TOPSENSI® MTB QPCR KIT (RUO) (SQH-106)

TOPSENSI® MTB QPCR KIT (RUO) (SQH-106). Có độ đặc hiệu và độ nhạy cao.

Độ đa dạng cao: người sử dụng có thể lựa chọn chứng nội ngoại sinh kiểm soát quá trình ly trích hoặc master mix.

Tiện lơi: cung cấp đầy đủ các vật tự để thực hiện thí nghiệm, dạng master chia sẵn (tất cả thành phần của phản ứng real-time PCR được chuẩn bị sẵn trong 1 tube) giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian, chi phí và thao tác pippet.

Công ty Cổ phần Công Nghệ TBR cung cấp thiết bị kèm theo sau:

-  Đồng nhất mẫu: TOPPURE ® MTB PREP KIT (HI-012)

Tách chiết DNA: TOPPURE® FLUID VIRAL EXTRACTION KIT (HI-712)

Khuếch đại DNA: TOPSENSI® MTB QPCR KIT (RUO) (SQH-106)

Tài liệu tham khảo:

(1) Thông cáo báo chí ngày thế giới phòng chống lao 24 tháng 3 năm 2023, báo điện tử chính phủ

(2) Tuberculosis (TB) | American Lung Association

(3)The role of IGRA in the diagnosis of tuberculosis infection, differentiating from active tuberculosis, and decision making for initiating treatment or preventive therapy of tuberculosis infection Int J Infect Dis (2022)