Lang: ENG
Hotline: 028.6676.7762
icon-phone icon-mail icon-zalo

DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở LỢN (PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA- PED)

Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine Epidemic Diarrhea - PED) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus thuộc họ Coronaviridae gây ra. PED xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu vào năm 1971, sau đó bệnh lây lan ra nhiều quốc gia khác ở Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.

Tại Việt Nam, PED lần đầu tiên được phát hiện ở Đồng Nai vào năm 2008 và từ đó đến nay, bệnh lây lan khắp các địa bàn trong tỉnh cũng như nhiều tỉnh thành khác. Bệnh lan rộng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và tiếp tục mở rộng lên các tỉnh phía Bắc, gây ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi heo do làm tăng tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết cao đặc biệt trên heo con theo mẹ. Mặc dù việc tiêm phòng hoặc phương pháp vaccine chuồng đã được áp dụng đặc biệt là ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, tuy nhiên PED vẫn xảy ra và thường xuyên tái phát.

Bệnh phát sinh và lây lan nhanh trực tiếp từ con ốm sang con khỏe, hoặc gián tiếp qua phương tiện vận chuyển, qua thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh.

 

Tác nhân gây bệnh

  • Tác nhân gây bệnh PED là một loại virus RNA có vỏ bọc và là thành viên của họ Coronaviridae và chi Alphacoronavirus.
  •  Bộ gen của PED virus (PEDv) dài khoảng 28kb với đầu 5′ và đuôi 3′ polyA, chứa ít nhất 7 khung đọc mở (ORF1a, ORF1b và ORF2–6) mã hóa cho 4 protein cấu trúc chính (S, E, M, N) và 3 polyprotein phi cấu trúc cần thiết cho phiên mã và dịch mã (ORF1a, ORF1b và ORF3).
  • Trong đó, protein S của PEDv là glycoprotein vỏ chính và là kháng nguyên bề mặt đóng vai trò quan trọng trong việc tương tác với thụ thể glycoprotein của tế bào chủ trong quá trình lây nhiễm.

Hình 1: Sơ đồ bộ gen của PEDv

Virus gây bệnh tiêu chảy cấp (PED) như thế nào?

Tác nhân ngoại nhiễm:

Khi heo khỏe mạnh tiếp xúc với các nguồn gây bệnh tiêu chảy cấp (PED) như: heo mang mầm bệnh, phân, tinh heo, vật dụng chăn nuôi có mầm bệnh, xe tải, con người, nguồn nước…Virus sẽ từ các nguồn đó xâm nhập vào cơ thể heo chủ yếu thông qua đường tiêu hóa.

Tác nhân nội nhiễm:

Virus sau khi lây nhiễm sẽ xâm nhập vào ruột non và tăng sinh trong lông nhung, phá huỷ niêm mạc thượng bì ruột non. Từ đó gây mất cân bằng điện giải, tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng, rối loạn các men tiêu hoá nên không thể tiêu hóa sữa. Lợn chết do mất nước và không hấp thu thức ăn, mất năng lượng và nhiệt

Hình 2: Con đường lây nhiễm PEDv

Triệu chứng và dấu hiệu phát hiện bệnh

  • Tiêu chảy, nôn mửa: PEDv có thể lây nhiễm cho lợn ở mọi lứa tuổi, gây tiêu chảy, nôn mửa kèm theo lợn chán ăn và suy nhược. Tỷ lệ mắc bệnh lên đến 100% ở lợn con, nhưng có thể khác nhau ở lợn nái.
  • Thời gian ủ bệnh của PEDv dao động từ 1 đến 14 ngày, triệu chứng khi phát bệnh nặng nhẹ tùy ở lứa tuổi lợn. Nặng nhất là lợn con dưới 10 ngày tuổi tỷ lệ chết tới 100%; lợn trên 2 tuần tuổi – 10%; lợn vỗ béo và lợn to chỉ <5% và thường qua khỏi sau 5-7 ngày, nhưng vẫn bài thải virus đến 3-4 tuần. PEDv có thể được phát hiện trong vòng 48 giờ và có thể kéo dài đến 4 tuần.

Trên lợn con đang theo mẹ: tiêu chảy rất nặng, phân màu vàng, tanh. Lợn bú ít hoặc bỏ bú và ói mửa. Lợn sụt cân nhanh, trở nên gầy ốm do mất nước. Da nhăn, lông dài, thân nhiệt giảm vì vậy lợn con thường nằm chồng lên nhau hoặc nằm lên bụng mẹ.

Hình 3: Lợn tiêu chảy nặng, phân vàng

  • Lợn con dưới 7 ngày tuổi: có thể chết sau 2-3 ngày nhiễm bệnh với tỷ lệ có thể lên đến 100% nếu không được cấp nước và điện giải kịp thời. Lợn trên 7 ngày tuổi có thể sống sót nhưng sẽ còi cọc, chậm lớn.

Trên lợn cai sữa, lợn vỗ béo và lợn nái, sức đề kháng cao hơn đồng thời hệ thống lông nhung trên niêm mạc ruột cũng khó bị phá hủy hơn nên tỷ lệ chết không cao nhưng tỷ lệ mắc bệnh vẫn cao.

 Triệu chứng thường gặp là tiêu chảy với phân màu xanh xám hoặc hơi vàng, có bọt khí và mùi tanh không có máu và chất nhầy. Các dấu hiệu lâm sàng ở nhóm lợn lớn hơn này sẽ tự giới hạn trong vòng 1 tuần sau khi phát bệnh. Tuy nhiên, PED có thể ảnh hưởng đến năng suất sinh trưởng của lợn đang tuổi lớn. Lợn nái có thể không bị tiêu chảy và thường biểu hiện các triệu chứng chán ăn. Nếu lợn nái sắp đẻ bị mất con, sau đó chúng có thể bị rối loạn sinh sản bao gồm mất sữa hoặc chậm động dục do không có lợn con bú trong thời kỳ cho con bú.

Ngoài ra lợn nhiễm bệnh cũng sẽ chịu các tổn thương đại thể và vi thể. Các tổn thương đại thể chỉ giới hạn ở đường tiêu hóa, có thể nhận thấy được dạ dày căng phồng chứa đầy những cục sữa chưa tiêu và thành ruột mỏng (tá tràng đến đại tràng), trong suốt với sự tích tụ chất lỏng màu vàng. Hạch lâm ba màng treo ruột có thể bị phù nề, xuất huyết nhẹ. Ở lợn vỗ béo chết đột ngột, có thể xuất hiện hoại tử cơ lưng diện rộng

 

Làm thế nào để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh?

- Thực hiện an toàn sinh học: Thực hiện an toàn sinh học chặt chẽ và kiểm tra, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh lý. Ngoài ra, tiêm phòng cho lợn nái là một công cụ cơ bản trong chiến lược kiểm soát và tiêu diệt PEDv. Hoặc nếu trong đàn đã có lợn con nhiễm PED, có thể tự tạo auto-vaccine bằng cách xay nhỏ ruột lợn con nhiễm bệnh trộn chung với sữa, kháng sinh và cám để cho lợn nái ăn đến khi có biểu hiện tiêu chảy.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, dù đã có vaccine phòng ngừa PED, nhưng các nghiên cứu về trình tự gen S của các chủng PEDv được phân lập trong giai đoạn 2012–2016 tại Việt Nam cho thấy các chủng này đã trải qua những thay đổi đáng chú ý, điều này có thể gây ra sự giảm hiệu quả của vaccine lên lợn được tiêm chủng.

Giải pháp TBR trong việc phát hiện chẩn đoán PED

Theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8400-38:2015 có 2 phương pháp chẩn đoán PED.

  • Phương pháp Reltime RT-PCR. Phương pháp này sử dụng mẫu là ruột non hoặc hạch lâm ba của lợn nghi mắc bệnh. Đoạn dò và cặp mồi được sử dụng để phát hiện PEDv:

Cặp mồi/ Mẫu dò

Trình tự gen (5'-3’)

Đầu dò - JVM (146/08)

FAM - TGTTGCCATTGCCACGACTCCTGC - BHQ1

Mồi xuôi - JVM (146/08)

CGCAAAGAGAACCCACTAATTT

Mồi ngược - JVM (146/08)

TTGCCTCTGTTGTTACTTGGAGAT

  • Phương pháp phát hiện kháng thể bằng ELISA. Phương pháp này nhanh và dễ thực hiện, ngoài ra không cần lấy mẫu ruột mà chỉ cần lấy máu ở vịnh tĩnh mạch. Kết quả có thể tính toán sau khi được đọc tại bước sóng 650nm bằng máy đọc ELISA. Tuy nhiên, phương pháp này không phân biệt được kháng thể do tiêm phòng vắc xin PED hay kháng thể do nhiễm thực địa.

Sử dụng kit chẩn đoán PED:

TOPSPEC® PED RT-QPCR KIT (SQV-110)

Chi tiết xem tại

<<TopSPEC® PED RT-qPCR KIT (SQV-110)>>

Bài viết khác

Các loại virus thường gặp gây ung thư ở người

Các loại virus thường gặp gây ung thư ở người

Năm 2002, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 18% bệnh ung thư ở người là do nhiễm virus gây ra và phần lớn là...